Thông tin phân vi sinh

Hiển thị các bài đăng có nhãn phân bón. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phân bón. Hiển thị tất cả bài đăng

Sử dụng phân bón và nông dược vì nền nông nghiệp xanh

Mỗi năm nước ta có hơn 10 triệu tấn phân bón và 25 ngàn tấn thuốc trừ sâu được sử dụng cho đồng ruộng. Song, do cây trồng không hấp thụ hết nên đã gây ra sự lãng phí và là tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường. Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật như thế nào trong nền nông nghiệp xanh là mục tiêu ngành nông nghiệp hướng đến, cũng là chủ đề của Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL 2013.

Chỉ trong vài thập niên qua, từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Thành tích ấy là nhờ thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng và có vai trò quan trọng của phân bón. Phân bón nói chung và phân bón hóa học nói riêng đã góp phần tăng năng suất cây trồng, chất lượng của nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa. Theo đánh giá của Viện dinh dưỡng cây trồng Quốc tế thì phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, phân bón cũng là hoá chất, nên nếu sử dụng đúng cách sẽ góp phần tăng độ màu cho đất đai, nâng giá trị nông sản. Còn ngược lại, phân bón là tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.


Đáng lưu ý là từ năm 1985 tới nay, lượng phân bón sử dụng ở nước ta tăng tới 5 lần, trong khi diện tích gieo trồng chỉ tăng 58%. Tuy những năm gần đây, nông dân ngày càng có ý thức hơn trong canh tác nhưng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhìn chung còn được nông dân sử dụng khá tùy tiện.


Năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu 4 triệu 400 ngàn tấn phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón các loại, kim ngạch nhập khẩu 1 tỉ 800 triệu đôla Mỹ, tăng gần 25% về lượng và gần 51% về giá trị so với năm 2010. Năm 2012, lượng phân bón nhập khẩu khoảng trên dưới 4 triệu tấn. Còn năm 2013, Việt Nam ước giảm nhập khẩu còn khoảng 2 triệu rưỡi tấn phân bón các loại, do số lượng nhà máy sản xuất phân bón tăng lên, từ đó khiến nguồn cung trong nước đồi dào. Tuy nhiên, do lệ thuộc một lượng lớn nguyên liệu và một số phân bón phải nhập khẩu do chưa sản xuất được trong nước, nên giá cả thường xuyên biến động tăng. Thêm vào đó là do hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp qua nhiều tầng nấc, hầu hết nông dân sử dụng phân bón đều mua trước trả sau nên gánh chịu chi phí cao.


Trong khi đó, theo số liệu tính toán của các chuyên gia thì hiện nay hiệu suất sử dụng phân chỉ đạt từ 30 – 50%. Vì vậy, mỗi năm ước tính có khoảng 1 triệu 700 ngàn tấn urê, hơn 2 triệu tấn lân và khoảng 300 nghìn tấn kali được bón vào đất nhưng không được cây trồng hấp thụ. Lượng tiền tiêu tốn ước tính mất đi gần 30 ngàn tỷ đồng mỗi năm, một phần nằm lại trong đất, một phần bay hơi gây ô nhiễm không khí, số còn lại bị rửa trôi theo nước mưa, ra ao hồ, sông rạch gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ngấm xuống tầng nước ngầm.


Sử dụng phân bón lãng phí còn gây tác hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Đạm dư thừa bị chuyển thành chất Nitrat hoặc Nitrit, là những hóa chất độc gây hại trực tiếp động vật thuỷ sinh, gián tiếp đối với các động vật trên cạn khi sử dụng nguồn nước. Đặc biệt là gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi. Ngoài tác động gây ô nhiễm môi trường, bón phân đạm quá dư thừa còn gây nên sâu bệnh, cây dễ bị đổ ngã. Chương trình 3 giảm, 3 tăng hay 1 phải 5 giảm mà ngành nông nghiệp triển khai thời gian qua cũng nhằm mục đích giảm việc sử dụng bón trên đồng ruộng hiện nay.


Vì vậy, hiện nay xu hướng dùng phân bón hữu cơ giảm thiểu tác hại môi trường đang phát triển. Tuy nhiên, để phát triển nền nông nghiệp xanh, ngành nông nghiệp khuyến cáo sử dụng phân bón hợp lý theo phương pháp 4 đúng, tức: đúng phương pháp, đúng liều lượng, đúng nhu cầu và đúng thời điểm. Nếu làm đúng như vậy, bà con nông dân có thể kéo thất thoát phân bón từ 50 – 60% như hiện nay xuống còn 25 – 30%.


Trong khi doanh nghiệp sản xuất phân bón, nông dược luôn tìm mọi cách để tăng lượng tiêu thụ thì việc giáo dục nâng cao ý thức của nông dân là quan trọng.

Vài năm trở lại đây, thời tiết khí hậu thay đổi thất thường còn tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Do vậy, nông dân cũng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng. Báo cáo của Tổng cục Môi trường, thuộc Bộ tài nguyên và môi trường cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta sử dụng từ 15 ngàn – 25 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật. Gần 100% diện tích đất canh tác nông nghiệp đều có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, thuốc bảo vệ thực vật có chứa độc tố cao với hàng trăm tên thương mại và nguồn gốc xuất xứ khác nhau mà ngành chức năng khó kiểm soát.

Những năm gần đây, tình trạng nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng khuyến cáo, sử dụng thuốc ngoài danh mục ngày càng phổ biến. Theo khảo sát của ngành chức năng, cả nước hiện có khoảng 15 đến 20 triệu người thường xuyên tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật. 70% trong số này có triệu chứng ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên nhân là do phần đông người dân còn sử dụng thuốc theo thói quen hoặc tập quán địa phương.

Còn theo kết quả kiểm tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau của Cục bảo vệ thực vật gần đây cho thấy số hộ vi phạm lên tới gần 27%. Các hình thức vi phạm chủ yếu là sử dụng thuốc ngoài danh mục, sử dụng thuốc không đúng quy trình kỹ thuật, nồng độ, liều lượng… Ở tỉnh Vĩnh Long, qua các đợt thanh tra kiểm tra định kỳ và đột xuất những năm trước đây còn phát hiện việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc kém chất lượng hay quá hạn sử dụng. Trong khi chế tài xử phạt qui định trong Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật có từ năm 2001 đã không còn phù hợp.Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm, quyền và nghĩa vụ của chủ thực vật, chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật … vẫn còn là dự thảo.

Ở vùng chuyên canh khoai lang Bình Tân gần đây còn xuất hiện thêm loài sâu lạ khiến cho mật độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật càng tăng. Một vụ khoai lang 4 tháng, nhưng có đến 15 – 18 lần phun xịt thuốc. Điều này có nghĩa là cứ mỗi tuần là có đợt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Hay như một vụ xà lách xoong 30 ngày cũng có từ 5-6 lần phun xịt. Còn rau cải mỗi vụ chỉ dưới 30 ngày nhưng có 4 lần phun xịt. Việc phun xịt thuốc tràn lan, không bảo đảm thời gian cách ly an toàn khi thu hoạch khiến cho nguy cơ lưu tồn nhiều chất độc trong rau củ là điều không thể tránh khỏi.

Nếu như trước đây, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật chỉ diễn ra trên cây ăn trái, rau màu, cây lúa thì nay ở các vùng nuôi thủy sản lại tăng rất nhanh. Tình trạng tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL vừa qua, có nhiều nguyên nhân, trong đó có hóa chất xử lý ao.

Việc sử dụng hóa chất ngoài danh mục, hóa chất cấm khiến cho nhiều lô hàng thủy sản, rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản bị cảnh báo vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Thói quen tiêu dùng giờ đây đã thay đổi theo hướng yêu cầu cao hơn về chất lượng nông sản, đòi hỏi nông dân cần phải thích ứng trước các thử thách mới.

Do vậy, ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất nông sản là hướng đi tất yếu. Các giải pháp canh tác sinh học thay cho việc sử dụng chất hóa học như thời gian qua là mục tiêu của ngành nông nghiệp tương lai. Trong đó, người sản xuất đạt hiệu quả và lợi nhuận cao còn người tiêu dùng được dùng sản phẩm xanh, sạch và an toàn.

Bài "Sử dụng phân bón và nông dược vì nền nông nghiệp xanh"
Theo Internet

Sản xuất phân bón hữu cơ từ vỏ cây nguyên liệu giấy

Phân bón hữu cơ vi sinh từ vỏ cây nguyên liệu giấy được Công ty Cổ phần Công đoàn Bãi Bằng (Phú Thọ) ứng dụng thành công đã đem lại hiệu quả bước đầu cho sản xuất nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Trồng rau an toàn ở Phú Thọ
Trồng rau an toàn ở Phú Thọ
(Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Đây là nội dung của Dự án “Mô hình sản xuất và ứng dụng sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ vi sinh vật để sản xuất nông sản an toàn tại tỉnh Phú Thọ” thuộc chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi.”

Ông Nguyễn Văn Khôi - Giám đốc Công ty Cổ phần Công đoàn Bãi Bằng, Chủ nhiệm dự án cho biết dự án được tiến hành từ năm 2010. Để sản xuất phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ vi sinh vật Công ty tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương đó là vỏ các cây nguyên liệu giấy.

Quy trình tiến hành như sau, vỏ cây nguyên liệu giấy được nghiền, làm vụn đạt kích thước không vượt quá 0,2mm. Để điều chỉnh PH của nguyên liệu, Công ty bổ sung 3% vôi bột, độ ẩm của nguyên liệu đạt từ 28-30%. Sau đó tiến hành phối trộn nguyên liệu và men ủ vi sinh vật; ủ nguyên liệu; kiểm tra độ an toàn của cơ chất; chuẩn bị chế phẩm vi sinh vật chức năng đậm đặc; phối trộn; sàng nghiền để cho ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh đạt chất lượng.

Sau khi sản xuất thành công, dự án tiến hành khảo nghiệm hiệu lực phân hữu cơ vi sinh trên cây trồng là rau ăn lá ngắn ngày như su hào, bắp cải, súp lơ, đậu ăn quả, cà chua, dưa chuột; và được triển khai tại các xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao), An Đạo (huyện Phù Ninh), Tân Đức (thành phố Việt Trì) sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật thay thế toàn bộ phân chuồng và giảm 15% phân vô cơ.

Trong 2 năm thực hiện, dự án đã sản xuất 271,9 tấn rau các loại; tiêu thụ được sản phẩm thông qua các cửa hàng rau an toàn của các hợp tác xã tại thành phố Việt Trì.

Dự án cũng đã sản xuất 1.000kg chế phẩm vi sinh vật xử lý chất hữu cơ và 500 tấn phân hữu cơ vi sinh chức năng đạt yêu cầu, phục vụ mô hình thí điểm của dự án. Ngoài ra, phân hữu cơ vi sinh còn được bón cho các cây trồng khác như lúa, cây lâm nghiệp tại địa phương và được đánh giá cao về chất lượng.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh có chức năng cải tạo đất, làm cho đất trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn. Dùng phân hữu cơ vi sinh, các cây trồng trong mô hình cho năng suất cao và ổn định đạt 17,5-32,4 tấn/ha.

Ngoài ra, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau an toàn của mô hình đều dưới ngưỡng cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sản xuất thành công phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp người nông dân tỉnh Phú Thọ hướng tới sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao./. 
 
Bài "Sản xuất phân bón hữu cơ từ vỏ cây nguyên liệu giấy "
Theo Internet

Tạo phân bón cho cây từ rác thải hữu cơ

Một chế độ phân bón hợp lí sẽ giúp cay bonsai phát triển tốt tươi thúc đẩy cây ra hoa, cành nhánh mới. Phân bón hữu cơ luôn tốt cho cây trồng nhất là cây bonsai. Để có thể tiết kiệm được chi phí và góp phần bảo vệ môi trường, ta có thể tận dụng nguồn rác thải từ sinh hoạt gia đình hàng ngày để tạo nên nguồn phân bón hữu cơ tốt cho cây bonsai.

Tạo phân bón cho cây từ rác thải hữu cơ


Rác thải luôn là nỗi lo của nhiều người. Tuy nhiên rác thải từ sinh hoạt gia đình như rau củ quả sẽ là nguồn nguyên liệu lí tưởng để tạo ra phân bón hữu cơ cho cây bonsai. Trước tiên để có thể tạo được những nguồn phân bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hàng ngày, ta nên băm nhỏ rau củ quả và bỏ vào thùng có dung lượng từ 15 đến 120 lít. Cho chế phẩm sinh học vào, chế phẩm sinh học có tác dụng kích hoạt phân hủy nhanh các chất hữu cơ. Bỏ tro trấu, rải lên trên một lớp mỏng khoảng 2 - 5cm lên phía trên, đậy nắp, để gọn ở góc nhà hoặc một nơi thích hợp, tránh bị nước mưa chảy vào. Hàng ngày tiếp tục bổ sung rác hữu cơ vào, men vi sinh và tro trấu, tập trung trong vòng 1 tuần. Khi gần đầy xô thứ nhất sẽ chuyển sang xô thứ hai. Chú ý tìm vị trí để xô cho thích hợp. Rác hữu cơ phân hủy trở thành phân vi sinh sau 20 - 25 ngày. Lấy phân rác ra và cho vào trong chậu để trồng các loại bonsai, hoa, cây cảnh, rau, đậu... Được bón phân với một liều lượng hợp lí, cay bonsai sẽ phát triển khỏe mạnh là tiền đề tạo nên tuyệt tác bonsai.

Bài "Tạo phân bón cho cây từ rác thải hữu cơ "
Theo Phân bón hữu cơ

Nỗi lo phân bón nhập khẩu kém chất lượng

Người tiêu dùng cần cẩn trọng trước phân bón từ Trung Quốc
(ảnh minh họa)
7 tháng đầu năm 2013, lượng phân bón nhập khẩu về Việt Nam tăng cao với 2,4 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 968,1 triệu USD, tăng 25,27% về lượng và tăng 12,06% về trị giá so với cùng kỳ. Lượng phân bón này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.

Nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ Trung Quốc


Theo số liệu của Vụ Thương mại biên giới và miền núi - Bộ Công Thương, mặt hàng phân bón được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung. Loại phân bón nhập chủ yếu là phân DAP, urê và một số loại trong nước chưa sản xuất được như SA, Kali.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan thì 7 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 1,2 triệu tấn phân bón từ thị trường Trung Quốc, chiếm 46,3% thị phần với trị giá 418,1 triệu USD, tăng 14,31% về lượng nhưng lại giảm 0,6% về trị giá. Sau Trung Quốc là Philippin với 217,3 nghìn tấn, trị giá 102,8 triệu USD.

“Cẩn thận” với phân bón DAP từ Trung Quốc


Trong số 2,4 triệu tấn phân bón nhập khẩu thì phân DAP được nhập về nhiều đứng thứ 3 (sau phân Kali), với 488 nghìn tấn, trị giá 256,1 triệu USD, tăng 49,67% về lượng và tăng 36,27% về trị giá so cùng kỳ. Lượng phân DAP chủ yếu nhập về từ Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, phân DAP Trung Quốc đã bị “phanh phui” nhiều vụ kém chất lượng, nhất là ở khu vực Tây Nam Bộ. Tại khu vực này, phân bón DAP Trung Quốc được người dân mua nhiều nhất vì giá rẻ.

Hiện giá bán DAP trên thị trường cao nhất là của Hàn Quốc với khoảng 17 ngàn đồng/kg, của Philippine 16 ngàn đồng/kg (800 ngàn/bao), kế tiếp phân DAP nhập từ Nga giá 14 ngàn đồng/kg, cuối cùng nhập từ Trung Quốc giá 13 ngàn đồng/kg (650 ngàn đồng/bao).

Mới đây, đội quản lý thị trường số 2 (xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) đã lấy mẫu phân bón DAP 18-46 của Trung Quốc gửi đi phân tích 2 lần tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam bộ và Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (quận 1, TPHCM). Kết quả kết luận mẫu phân kém chất lượng.

Ông Trần Văn Quốc- Đội trưởng Đội QLTT số 2- cho biết, các đại lý bán hàng DAP Trung Quốc kém chất lượng thường tập trung ở vùng xa, vùng giáp biên giới. Với lô hàng giá rẻ do buôn bán qua đường tiểu ngạch không ai kiểm soát chất lượng nên họ mua đứt bán đoạn với nông dân, còn những lô hàng có giá trị lớn hơn thì họ bán nợ sau 4 tháng với lãi suất 5%/tháng.

Nhiều trường hợp người nông dân sau khi sử dụng thấy không hiệu quả, họ đến đại lý phản ảnh đòi bồi thường nhưng đều không được. Lý do chính là các đại lý và nhà phân phối cùng đứng chung một “chiến hào”, chỉ người nông dân bị thiệt - ông Quốc cho biết.

Một cái khó nữa là theo quy định, chỉ những lô hàng nào có từ 10 bao 50 kg (tức 500 kg) trở lên thì mới kiểm tra lấy mẫu. Xuất phát từ “kẽ hở” này mà xuất hiện nhiều loại DAP Trung Quốc của rất nhiều công ty tư nhân nhập khẩu từ Nam đến Bắc có giá rẻ (dưới 10 ngàn đồng/kg, trong khi giá bình quân là 13 ngàn đồng/kg), nhưng cơ quan chức năng không thể lấy mẫu kiểm định chất lượng được, bởi số lượng thực tế trong kho đại lý không đủ để kiểm tra.

Ông Nguyễn Hạc Thúy- Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam- cảnh bảo: Trước tình hình thị trường phân DAP nhiễu loạn về chất lượng như vậy, người mua nên hết sức thận trọng, không vì tham rẻ mà mua phân kém chất lượng. Nên chọn mua phân DAP trong nước sản xuất hoặc mua của những công ty nhập khẩu hàng chính hãng có uy tín.

Bài "Nỗi lo phân bón nhập khẩu kém chất lượng"
Theo Internet

Giật mình phân DAP của Trung Quốc!

Phân DAP của Trung Quốc nhập khẩu
Phân DAP của Trung Quốc nhập khẩu về VN
(Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp ở khu vực Đồng Tháp Mười vừa bị cơ quan chức năng phát hiện bán phân DAP 18-46 của Trung Quốc nhập khẩu kém chất lượng. Vấn đề đặt ra là biện pháp quản lý và giám sát mặt hàng này như thế nào để nông dân không bị thiệt hại.

Do đặc điểm của khu vực Đồng Tháp Mười (Long An, Đồng Tháp) phần lớn đất đai đều bị nhiễm phèn từ nhẹ đến nặng. Theo ông Nguyễn Viết Cường (GĐ Trung tâm Nghiên cứu & PTNN vùng ĐTM), diện tích canh lúa tại đây là 350 ngàn ha, nếu chỉ tính mức sử dụng trung bình 150 kg/ha thì cả năm vùng ĐTM tiêu thụ lên tới hàng trăm ngàn tấn DAP. 
 
Theo KS Nguyễn Văn Triều, Trưởng trạm KN huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, so với các loại phân lân đơn thì DAP có tác dụng nhanh hơn, không chỉ giúp hạ phèn trong đất ruộng mà còn làm cho nông dân giảm được công vác, vận chuyển ra ruộng nên hầu như gia đình nào cũng dùng.

Bởi nếu phải bón 3 bao phân lân đơn thì chỉ cần bón 1 bao DAP là đủ (do hàm lượng lân nguyên chất 46%). Chỉ riêng công vác và vận chuyển, 1 ha tiết kiệm chi phí khoảng 200-300 ngàn đồng

Xuất phát từ nhu cầu trên mà thị trường phân DAP hiện nay khá “loạn”, nguồn gốc xuất xứ cho đến giá cả mỗi nơi bán một phách. Đứng đầu là phân bón DAP 18-46 của Korea (Hàn Quốc), sau đó là Philippine, Nga và Trung Quốc.

Giá bán trên thị trường đứng cao nhất là DAP của Hàn Quốc với khoảng 17 ngàn/kg (850 ngàn/bao = 50kg); sau đó là Philippine 16 ngàn/kg (800 ngàn/bao), kế tiếp Nga 14 ngàn/kg, cuối cùng Trung Quốc 13 ngàn/kg (650 ngàn/bao). Do mặt hàng DAP Trung Quốc rẻ hơn cả nên được nông dân chuộng.

Tuy nhiên, các đại lý thì tùy thuộc vào giá của nhà nhập khẩu đưa xuống mà bán giá khác nhau. Chị Hoàng Thị Nghĩa (đại lý Tư Nghĩa, TX Kiến Tường (mới tách ra từ huyện Mộc Hóa) nói: “DAP Trung Quốc có cả mấy chục “ông” DN nhập về, do cạnh tranh với nhau nên chất lượng và giá cả cũng cách biệt lắm! Có “ông” DN cho nhân viên tiếp thị đến “năn nỉ” chào giá đại lý tôi 1 bao 50 kg có 460 ngàn (9.200 đ/kg), nhưng cũng có “ông” chào giá 600 ngàn, 650 ngàn, 670 ngàn/bao nên không biết đâu mà lần.

Thôi thì mình cứ chọn hàng có thương hiệu uy tín như Vinacam (quận 1, TPHCM), Đình Vũ... cho chắc ăn! Giá cả vừa phải, chừng 600 ngàn đồng/bao nhưng chất lượng đảm bảo”.

Báo cáo mới đây của đội QLTT số 2 (xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) khiến không ít người giật mình, bởi hầu hết đại lý nằm trên địa bàn các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng... sau khi cơ quan chức năng kiểm tra, lấy mẫu phân bón DAP 18-46 của Trung Quốc gửi đi phân tích qua 2 lần tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam bộ (quận 10, TPHCM) và Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (quận 1, TPHCM) đều phát hiện kém chất lượng.

Cụ thể như cửa hàng Bé Ba (ấp 5, Tân Lập, Mộc Hóa) bán 50 bao DAP 18-46 (tương đương 2,5 tấn) SX ngày 18/5/21012, hết hạn sử dụng ngày 18/5/2015 của Cty TNHH SXTM Thiên Thành Lộc (475 Trần Xuân Soạn, quận 7) nhập khẩu và đóng gói;

DNTN Tư Tro (KP6, Mộc Hóa) bán 40 bao DAP (tương đương 2 tấn) SX ngày 20/1/2013, hết hạn ngày 20/1/2015 được nhập khẩu, đóng gói và phân phối bởi Cty TNHH Hoa Phong (121 đường Nguyễn Huệ, phường Phố Mới, TP Lào Cai);
Một đại lý bán phân bón DAP Trung Quốc ở huyện Mộc Hóa giáp biên giới Campuchia
Đại lý phân bón Tám Vịnh (xã Tuyên Thạnh, Mộc Hóa) bán DAP gồm 30 bao SX ngày 15/9/2012, hết hạn ngày 15/9/2015 do Cty CP Voi Vàng (1/3 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận, TPHCM) nhập khẩu đóng gói;
Cửa hàng vật tư NN Ba Quang (xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh) bán 50 bao DAP (tương đương 2,5 tấn) SX tháng 10/2012, hết hạn tháng 10/2015 do Cty CP Tập đoàn đầu tư Long Hải (Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) nhập khẩu, đóng gói và phân phối;

Đại lý phân bón Tỷ Hiền (ấp Ong Nhan Tây, xã Bình Hiệp, Mộc Hóa) bán 50 bao DAP (tương đương 2,5 tấn) SX ngày 24/9/2012, hết hạn ngày 24/9/2015 do Cty TNHH SX DVTM Huỳnh Thành (717 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, TPHCM) nhập khẩu và đóng gói, ... Mỗi đại lý bị UBND tỉnh Long An phạt 40 triệu đồng do kinh doanh phân bón kém chất lượng.

Đặc biệt, trong đó có DNTN Tư Tro lấy hàng từ nhà nhập khẩu Hoa Phong (Lào Cai), đã chấp nhận nộp phạt 40 triệu ngay từ lần thông báo kết quả kiểm tra mẫu đầu tiên. “Từ khi kiểm tra lấy mẫu gửi đi phân tích lần đầu và phúc kiểm mất thời gian ít nhất 20 ngày, nên sau khi phát hiện phân kém chất lượng, lập tức anh em chúng tôi xuống đại lý niêm phong lô hàng thì người ta đã bán sạch rồi.

Do vậy, quyết định xử phạt của UBND tỉnh buộc đưa lô hàng kém chất lượng trả về DN nhập khẩu để tái chế đóng gói trở lại, suy cho cùng chỉ là hình thức”, ông Trần Văn Quốc, Đội trưởng Đội QLTT số 2 cho biết.

Cũng theo ông Quốc, các đại lý bán hàng DAP Trung Quốc kém chất lượng thường tập trung ở vùng xa, vùng giáp biên giới. Với lô hàng giá rẻ do buôn bán qua đường tiểu ngạch không ai kiểm soát chất lượng nên họ mua đứt bán đoạn với nông dân, còn những lô hàng có giá trị lớn hơn thì họ bán nợ sau 4 tháng với lãi suất bạc 5 (5%/tháng tức 60%/năm).

“Có trường hợp nông dân sau khi sử dụng thấy không hiệu quả, họ đến đại lý phản ảnh đòi bồi thường nhưng đa số đều không nhận được sự hợp tác. Lý do chính là đại lý ra sức “bảo vệ” nhà phân phối. Đây là thực trạng nhức nhối hiện nay” - ông Quốc nói thêm.

Mặt khác, theo qui định chỉ những lô hàng nào có từ 10 bao 50 kg (tức 500 kg) trở lên thì mới kiểm tra lấy mẫu. Xuất phát từ “chỗ hở” này mà xuất hiện nhiều loại DAP Trung Quốc của rất nhiều công ty tư nhân nhập khẩu từ Nam đến Bắc có giá rẻ (dưới 10 ngàn đồng/kg, trong khi giá bình quân là 13 ngàn/kg), nhưng cơ quan chức năng không thể lấy mẫu kiểm định chất lượng được, bởi số lượng thực tế trong kho đại lý không đủ để kiểm tra.

Còn các DN nhập khẩu khi được chúng tôi đặt câu hỏi về các “lô hàng” kém chất lượng đều nhận được câu trả lời chung chung như: “Sau khi hàng phân rời (hàng xá) nhập về VN đều có giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hóa XNK của Vinacontrol (quận 3, TPHCM) hoặc của Cty CP Giám định và Khử trùng FCC ở Qui Nhơn, Bình Định nên không thể nói là không đạt chất lượng”.

Nhưng khi hỏi, tại sao lấy mẫu tại các đại lý cấp 1 lại không đạt qua cả “2 vòng đối đầu”, các DN đổ trách nhiệm cho các cơ quan phân tích kiểm định, nào là “sai số do kỹ năng phân tích của con người”, nào là “máy móc nơi này không giống nơi khác”, nói chung, các con số kết quả của các cơ quan kiểm định khoa học hiện nay đưa ra không hoàn toàn chính xác (!?).

“Phân DAP Trung Quốc có hai loại là 18-46 và 16-44, trong đó loại DAP 18-46 sau khi chúng tôi test mẫu để tính công thức trước khi đưa nguyên liệu này vào SX phân bón NPK thì thấy thường hụt từ 0,1%-0,5% của cả hai chỉ tiêu Đạm và Lân” (GĐ một Cty phân bón tiết lộ).

Bài "Giật mình phân DAP của Trung Quốc!"
Theo Báo NNVN

Hội thảo thí điểm phân bón hữu cơ vi sinh NTK trên cây trồng

Xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại là sử dụng phân bón giúp tăng cường sự cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp kháng sinh giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh có hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và tăng độ màu mỡ của đất
Hội thảo thí điểm phân bón hữu cơ vi sinh NTK trên cây trồng
Hội thảo thí điểm phân bón hữu cơ vi sinh NTK trên cây trồng
Nắm được xu hướng đó, Công ty TNHH MTV Nhật Thiên Kim đã cho ra đời sản phẩm phân bón vi sinh có đặc tính thân thiện với môi trường và con người, hiệu quả trên các loại cây trồng, thích hợp cho đất bạc màu, đất cằn cỗi và nhất là những vùng nước ngọt.

Nhằm xây dựng niềm tin về sản phẩm mới đến bà con nông dân tỉnh Bến Tre, vừa qua, Công ty TNHH MTV Nhật Thiên Kim phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo thí điểm sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trên cây trồng tại ấp Tiên Phú 1, xã Tiên Long (Châu Thành). Đến dự có ông Lê Văn Gặp - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, ông Bùi Quang Tạo - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, ông Hồ Vĩnh Sang - Chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre, Ông Phan Văn Hùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhật Thiên Kim, một số ban, ngành có liên quan và nông dân các huyện, thành phố.


hội thảo thí điểm sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Nhật Thiên Kim (NTK)

Từ đầu năm 2013 đến nay, Công ty đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức chương trình thí điểm sử dụng phân bón Nhật Thiên Kim ở các xã Tiên Long (Châu Thành), Phú Ngãi (Ba Tri), Long Thới (Chợ Lách). Phát biểu tại buổi hội thảo, đại diện 3 xã trình diễn báo cáo kết quả thử nghiệm ban đầu và đánh giá cao hiệu quả mang lại trong quá trình sử dụng phân bón vi sinh trên cây trồng, nhất là trên cây chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, hoa màu và hoa kiểng. Nhiều đại biểu tham dự hội thảo cho rằng sử dụng phân bón vi sinh của Công ty Nhật Thiên Kim, cây trồng sinh trưởng mạnh, ít mắc các loại sâu bệnh, đất màu mỡ, cây trồng hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, giảm phân bón vô cơ, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, chính sách ưu đãi như bán trả chậm cho nông dân, mua phân bón trực tiếp đều không phải chịu chi phí trung gian đã thật sự mang lại những hiệu quả nhất định, giảm bớt khó khăn và giúp nông dân chủ động hơn về vật tư trong sản xuất ngay từ đầu vụ, nên nông dân trong các xã trồng thử nghiệm nhìn chung rất phấn khởi, tin tưởng và đăng ký mua phân ngày một đông.


Ông Phan Văn Thắng - PGD Công ty Nhật Thiên Kim 

Kết thúc hội thảo, ông Phan Văn Hùng cam kết sẽ liên tục cải tiến, nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong việc sản xuất phân bón vi sinh sao cho sản phẩm tốt nhất đến với người nông dân. Đồng thời sẽ không ngừng triển khai nhiều chương trình cung ứng phân bón chậm trả cho hội viên, nông dân và chuyển giao kỹ thuật quy trình sử dụng phân trên nhiều loại cây trồng. Thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo ở những huyện còn lại. 

Nguồn: Hiếu Thuận - baodongkhoi.com.vn

Láo nháo đại lý phân bón

Càng nhiều DN SX phân bón “cuốc xẻng” thì càng sinh ra nhiều đại lý đen để tiêu thụ phân giả, phân kém chất lượng đem bán cho nông dân. Ngành chức năng nhẵn mặt nhưng cũng chỉ phạt cho tồn tại...

Láo nháo đại lý phân bón
Bao phân và mẫu phân NPK đi chào hàng cho các đại lý.
 
Ông Lê Hoàng, Giám đốc công ty CP phân bón Y.L ở quận Tân Phú, TP.HCM tiết lộ, bây giờ muốn bán được hàng là phải xuống trực tiếp đại lý cấp 2, chứ xuống cấp 1 khó ăn lắm. Bởi có cả hàng trăm sản phẩm phân bón NPK, hữu cơ... mà ngay cả bản thân mình cũng tối mắt huống hồ là nông dân.
Chẳng hạn, riêng phân NPK 20-20-15 thì có hàng trăm công ty SX, giá thành của nó bình quân là 600 ngàn, muốn có lãi phải bán 620 ngàn đồng trở lên. Tuy nhiên, không phải bán có tiền ngay mà có thể gối đầu hoặc cho đại lý nợ 3 - 4 tháng. Gặp trường hợp đại lý chơi xấu, sau khi bán hàng xong họ chiếm dụng vốn cả năm trời hoặc chây ì không chịu trả, lúc đó mình chỉ biết năn nỉ chứ kiện thì chỉ có thiệt!
Ông Hoàng đưa cho chúng tôi xem danh sách 5 đại lý ở tỉnh Lâm Đồng còn nợ của công ty ông số tiền 2 tỷ đồng dây dưa từ năm 2011 đến nay chưa trả.
Thế nhưng với công ty ông chỉ là “chuyện nhỏ”, bởi nhiều công ty khác số nợ từ các đại lý có khi lên đến hàng chục tỷ.
“Hiện nay, hệ thống tiêu thụ phân bón hình thành 2 dòng đại lý, một dòng là thích bán hàng giá rẻ để kiếm lợi nhuận cao, không trung thành với bất cứ công ty nào, giá cả và chủng loại phân bón thay đổi liên tục.
“Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều chủng loại phân NPK nhưng do đại lý cấp 1 sản xuất, đó là Đại lý Hồng Liên (Vĩnh Long); Thành Phát (Đồng Tháp); Tư Long (An Giang); Anh Giáp (Tiền Giang); Đăng Lan (Kiên Giang) với 3 sản phẩm Hưng Long, Long Việt, Hưng Điền”.
Đây có thể coi là đại lý lôm côm chuyên chiếm dụng vốn của các DN, trong đó không ít là đại lý “đen” chuyên bán hàng kém chất lượng, 1 tấn phân NPK thu lãi tới 1,5 - 2 triệu đồng; một dòng đại lý khác là bán hàng chất lượng cao, có thương hiệu, làm ăn chân chính để giữ uy tín.
Dòng đại lý này trong kho thường chỉ để hàng của 3 - 4 công ty. Các công ty phân bón “cuốc xẻng”, “cóc nhái” khó lọt hàng vào dòng đại lý này. Tuy nhiên, dòng đại lý thứ nhất lại rất phổ biến.
Đây là nguyên nhân chính khiến thị trường phân bón bát nháo, hàng thật lẫn lộn hàng dỏm không biết đâu mà lần” - ông Hoàng bức xúc cho biết.
 
Nông dân vùng cao nguyên chở phân trên xe cải tiến đi bón.
Ông V, Giám đốc thị trường của một DN phân bón lớn có thương hiệu ở các tỉnh phía Nam thừa nhận, năm ngoái, tính từ đầu năm đến tháng 8, DN của ông bán các loại sản phẩm NPK tại khu vực ĐBSCL lên đến 40 ngàn tấn, còn năm 2013, tính từ đầu năm đến nay sản lượng sụt giảm đến 1/3, thị phần tiêu thụ bắt đầu “nhường sân” cho các DN phân bón vừa và nhỏ.
 
“Các đại lý bây giờ họ chọn những mặt hàng giá tốt, miễn sao NPK đủ “3 màu” không cần biết có thương hiệu hay không, họ bán 1 tấn phân có thương hiệu lãi chỉ có 300 ngàn, trong khi bán các sản phẩm NPK cùng loại của các DN khác, cũng với mẫu mã và công thức đấy (nhưng hầu hết là chạy dưới công thức - PV) nên lãi tới 1 - 2 triệu đồng/tấn thì tất nhiên họ sẽ chọn dòng sản phẩm mang lợi nhuận cao” - ông V khẳng định.
Chúng tôi cùng anh Đức, nhân viên tiếp thị của công ty phân bón Y.L đi thị trường cao nguyên chào bán hai dòng sản phẩm NPK 20-20-15 và 16-16-8.
Đến đại lý Hai Nhâm ở huyện Di Linh, chủ đại lý là một người đàn ông tên Thanh đã đứng tuổi sau khi xem “giò cẳng” nhân viên tiếp thị bước xuống xe Ford Everest màu đen đời 2006 rồi nói ngay: “Các em nhân viên công ty nào. Ở đây, mỗi ngày tụi anh tiếp khoảng 5 - 10 nhân viên “sell” (bán hàng) của các công ty phân bón. Nhưng nói trước nghe, nếu các em không có “chủ” (tức GĐ) đi cùng thì miễn tiếp”.
Hỏi ra mới biết, đại lý Hai Nhâm muốn có ông chủ là để quyết định một lần về giá bán, giá hỗ trợ vận chuyển và đặc biệt là phần trăm hoa hồng nếu đại lý bán được 100 tấn là bao nhiêu, 200 tấn được lũy tiến bao nhiêu nữa?
Anh Đức đưa cho chủ đại lý mẫu mã bao bì, tờ rơi, mẫu phân NPK “ba màu” và nói: “Cty tụi em mới ra, trước mắt nếu anh đồng ý thì xin ký gửi trước 10 tấn phân NPK 16-16-8+TE bán thử với giá nét 500 ngàn đồng/bao. Anh bán cho dân bao nhiêu thì tùy”.
“Vậy giá thành của nó bao nhiêu, phải nói cho trúng để anh mày tính”, chủ đại lý hỏi thẳng.
“Không giấu gì anh, giá thành 1 kg đã là 9.500 đồng, 1 bao phân tụi em chỉ lời có 25.000 đồng (tức 1 kg lãi 500 đồng - PV). Bây giờ không dám làm nhiều, 200 tấn phân NPK là đã đầu tư mất 2 tỷ đồng, tụi em công ty nhỏ nên nhờ anh thanh toán tiền sớm một tí!”.
“Sớm là thế nào? Giá này cũng ngang bằng với những thằng khác thôi, mấy đứa mày xuống cho anh 1 - 2 giá. Nếu được, anh “bao” luôn thanh tra, QLTT, khỏi phải lo kiểm tra chất lượng”, chủ đại lý nói chắc nịch.
Ông Nguyễn Trung, chủ đại lý cấp 1 Nguyễn Trung ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết, mới đây một vài hộ dân trồng cao su ở ấp 1, xã An Điền “tố” 1 đại lý cấp 2 bán một loại phân NPK của công ty VL bón cây cao su “ra mủ thấp không như quảng cáo”.
 
“Tại khu vực ĐBSCL và một số nơi khác, nhiều đại lý kinh doanh phân bón đều có trang bị máy trộn bê-tông và một số phương tiện pha trộn hóa chất tại nhà. Nhiều đại lý khác còn đưa phân giả, phân bón kém chất lượng vào bán ngay tại đại lý của mình nhưng tỏ ra lại rất hợp pháp... (Nguồn: Hiệp hội Phân bón VN)
 
“Phân NPK giá thấp nhất là 500 ngàn/bao, đằng này họ bán có 440 - 450 đồng, dưới cả giá thành. Kiểu này chỉ có “đạp” công thức xuống làm kém chất lượng thì may ra mới có lãi. Đại lý này lâu nay nổi tiếng bị phạt nhưng phạt rồi cũng thôi”, ông Trung nói.
Ông Trần Văn Quốc, Đội trưởng đội QLTT số 2 ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An cho biết thêm, hiện có một số đại lý ngay khi cơ quan chức năng lấy mẫu phân bón NPK lần thứ nhất đã cho kết quả kém chất lượng, thay vì xin phúc kiểm lần 2 thì họ tự nguyện nộp phạt ngay, bởi tiền nộp phạt thực chất là của công ty, họ biết chắc sản phẩm kém chất lượng ngay từ giai đoạn SX..
“Tại huyện Mộc Hóa có đại lý B.H, ở huyện Tân Thạnh có đại lý Đ.R thường xuyên bán phân kém chất lượng. Nhưng họ khôn lắm, những loại phân thương hiệu trưng bày ra ngoài, còn những loại phân NPK không có tên tuổi của các công ty vừa và nhỏ mới chào hàng thì họ cất giấu bên trong, có khi chỉ vài bao không đủ số lượng theo qui định là chỉ những lô hàng nào có từ 10 bao 50 kg (tức 500 kg) trong kho trở lên mới lấy mẫu kiểm tra” - ông Quốc nóiôn
Bài "Láo nháo đại lý phân bón"
Nguồn: báo Ngôn Nghiệp Việt Nam Online (nongnghiep.vn) - Tác giả: 
ĐỖ QUYÊN
+