Thông tin phân vi sinh

Hiển thị các bài đăng có nhãn phân vi sinh sông gianh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phân vi sinh sông gianh. Hiển thị tất cả bài đăng

Láo nháo đại lý phân bón

Càng nhiều DN SX phân bón “cuốc xẻng” thì càng sinh ra nhiều đại lý đen để tiêu thụ phân giả, phân kém chất lượng đem bán cho nông dân. Ngành chức năng nhẵn mặt nhưng cũng chỉ phạt cho tồn tại...

Láo nháo đại lý phân bón
Bao phân và mẫu phân NPK đi chào hàng cho các đại lý.
 
Ông Lê Hoàng, Giám đốc công ty CP phân bón Y.L ở quận Tân Phú, TP.HCM tiết lộ, bây giờ muốn bán được hàng là phải xuống trực tiếp đại lý cấp 2, chứ xuống cấp 1 khó ăn lắm. Bởi có cả hàng trăm sản phẩm phân bón NPK, hữu cơ... mà ngay cả bản thân mình cũng tối mắt huống hồ là nông dân.
Chẳng hạn, riêng phân NPK 20-20-15 thì có hàng trăm công ty SX, giá thành của nó bình quân là 600 ngàn, muốn có lãi phải bán 620 ngàn đồng trở lên. Tuy nhiên, không phải bán có tiền ngay mà có thể gối đầu hoặc cho đại lý nợ 3 - 4 tháng. Gặp trường hợp đại lý chơi xấu, sau khi bán hàng xong họ chiếm dụng vốn cả năm trời hoặc chây ì không chịu trả, lúc đó mình chỉ biết năn nỉ chứ kiện thì chỉ có thiệt!
Ông Hoàng đưa cho chúng tôi xem danh sách 5 đại lý ở tỉnh Lâm Đồng còn nợ của công ty ông số tiền 2 tỷ đồng dây dưa từ năm 2011 đến nay chưa trả.
Thế nhưng với công ty ông chỉ là “chuyện nhỏ”, bởi nhiều công ty khác số nợ từ các đại lý có khi lên đến hàng chục tỷ.
“Hiện nay, hệ thống tiêu thụ phân bón hình thành 2 dòng đại lý, một dòng là thích bán hàng giá rẻ để kiếm lợi nhuận cao, không trung thành với bất cứ công ty nào, giá cả và chủng loại phân bón thay đổi liên tục.
“Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều chủng loại phân NPK nhưng do đại lý cấp 1 sản xuất, đó là Đại lý Hồng Liên (Vĩnh Long); Thành Phát (Đồng Tháp); Tư Long (An Giang); Anh Giáp (Tiền Giang); Đăng Lan (Kiên Giang) với 3 sản phẩm Hưng Long, Long Việt, Hưng Điền”.
Đây có thể coi là đại lý lôm côm chuyên chiếm dụng vốn của các DN, trong đó không ít là đại lý “đen” chuyên bán hàng kém chất lượng, 1 tấn phân NPK thu lãi tới 1,5 - 2 triệu đồng; một dòng đại lý khác là bán hàng chất lượng cao, có thương hiệu, làm ăn chân chính để giữ uy tín.
Dòng đại lý này trong kho thường chỉ để hàng của 3 - 4 công ty. Các công ty phân bón “cuốc xẻng”, “cóc nhái” khó lọt hàng vào dòng đại lý này. Tuy nhiên, dòng đại lý thứ nhất lại rất phổ biến.
Đây là nguyên nhân chính khiến thị trường phân bón bát nháo, hàng thật lẫn lộn hàng dỏm không biết đâu mà lần” - ông Hoàng bức xúc cho biết.
 
Nông dân vùng cao nguyên chở phân trên xe cải tiến đi bón.
Ông V, Giám đốc thị trường của một DN phân bón lớn có thương hiệu ở các tỉnh phía Nam thừa nhận, năm ngoái, tính từ đầu năm đến tháng 8, DN của ông bán các loại sản phẩm NPK tại khu vực ĐBSCL lên đến 40 ngàn tấn, còn năm 2013, tính từ đầu năm đến nay sản lượng sụt giảm đến 1/3, thị phần tiêu thụ bắt đầu “nhường sân” cho các DN phân bón vừa và nhỏ.
 
“Các đại lý bây giờ họ chọn những mặt hàng giá tốt, miễn sao NPK đủ “3 màu” không cần biết có thương hiệu hay không, họ bán 1 tấn phân có thương hiệu lãi chỉ có 300 ngàn, trong khi bán các sản phẩm NPK cùng loại của các DN khác, cũng với mẫu mã và công thức đấy (nhưng hầu hết là chạy dưới công thức - PV) nên lãi tới 1 - 2 triệu đồng/tấn thì tất nhiên họ sẽ chọn dòng sản phẩm mang lợi nhuận cao” - ông V khẳng định.
Chúng tôi cùng anh Đức, nhân viên tiếp thị của công ty phân bón Y.L đi thị trường cao nguyên chào bán hai dòng sản phẩm NPK 20-20-15 và 16-16-8.
Đến đại lý Hai Nhâm ở huyện Di Linh, chủ đại lý là một người đàn ông tên Thanh đã đứng tuổi sau khi xem “giò cẳng” nhân viên tiếp thị bước xuống xe Ford Everest màu đen đời 2006 rồi nói ngay: “Các em nhân viên công ty nào. Ở đây, mỗi ngày tụi anh tiếp khoảng 5 - 10 nhân viên “sell” (bán hàng) của các công ty phân bón. Nhưng nói trước nghe, nếu các em không có “chủ” (tức GĐ) đi cùng thì miễn tiếp”.
Hỏi ra mới biết, đại lý Hai Nhâm muốn có ông chủ là để quyết định một lần về giá bán, giá hỗ trợ vận chuyển và đặc biệt là phần trăm hoa hồng nếu đại lý bán được 100 tấn là bao nhiêu, 200 tấn được lũy tiến bao nhiêu nữa?
Anh Đức đưa cho chủ đại lý mẫu mã bao bì, tờ rơi, mẫu phân NPK “ba màu” và nói: “Cty tụi em mới ra, trước mắt nếu anh đồng ý thì xin ký gửi trước 10 tấn phân NPK 16-16-8+TE bán thử với giá nét 500 ngàn đồng/bao. Anh bán cho dân bao nhiêu thì tùy”.
“Vậy giá thành của nó bao nhiêu, phải nói cho trúng để anh mày tính”, chủ đại lý hỏi thẳng.
“Không giấu gì anh, giá thành 1 kg đã là 9.500 đồng, 1 bao phân tụi em chỉ lời có 25.000 đồng (tức 1 kg lãi 500 đồng - PV). Bây giờ không dám làm nhiều, 200 tấn phân NPK là đã đầu tư mất 2 tỷ đồng, tụi em công ty nhỏ nên nhờ anh thanh toán tiền sớm một tí!”.
“Sớm là thế nào? Giá này cũng ngang bằng với những thằng khác thôi, mấy đứa mày xuống cho anh 1 - 2 giá. Nếu được, anh “bao” luôn thanh tra, QLTT, khỏi phải lo kiểm tra chất lượng”, chủ đại lý nói chắc nịch.
Ông Nguyễn Trung, chủ đại lý cấp 1 Nguyễn Trung ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết, mới đây một vài hộ dân trồng cao su ở ấp 1, xã An Điền “tố” 1 đại lý cấp 2 bán một loại phân NPK của công ty VL bón cây cao su “ra mủ thấp không như quảng cáo”.
 
“Tại khu vực ĐBSCL và một số nơi khác, nhiều đại lý kinh doanh phân bón đều có trang bị máy trộn bê-tông và một số phương tiện pha trộn hóa chất tại nhà. Nhiều đại lý khác còn đưa phân giả, phân bón kém chất lượng vào bán ngay tại đại lý của mình nhưng tỏ ra lại rất hợp pháp... (Nguồn: Hiệp hội Phân bón VN)
 
“Phân NPK giá thấp nhất là 500 ngàn/bao, đằng này họ bán có 440 - 450 đồng, dưới cả giá thành. Kiểu này chỉ có “đạp” công thức xuống làm kém chất lượng thì may ra mới có lãi. Đại lý này lâu nay nổi tiếng bị phạt nhưng phạt rồi cũng thôi”, ông Trung nói.
Ông Trần Văn Quốc, Đội trưởng đội QLTT số 2 ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An cho biết thêm, hiện có một số đại lý ngay khi cơ quan chức năng lấy mẫu phân bón NPK lần thứ nhất đã cho kết quả kém chất lượng, thay vì xin phúc kiểm lần 2 thì họ tự nguyện nộp phạt ngay, bởi tiền nộp phạt thực chất là của công ty, họ biết chắc sản phẩm kém chất lượng ngay từ giai đoạn SX..
“Tại huyện Mộc Hóa có đại lý B.H, ở huyện Tân Thạnh có đại lý Đ.R thường xuyên bán phân kém chất lượng. Nhưng họ khôn lắm, những loại phân thương hiệu trưng bày ra ngoài, còn những loại phân NPK không có tên tuổi của các công ty vừa và nhỏ mới chào hàng thì họ cất giấu bên trong, có khi chỉ vài bao không đủ số lượng theo qui định là chỉ những lô hàng nào có từ 10 bao 50 kg (tức 500 kg) trong kho trở lên mới lấy mẫu kiểm tra” - ông Quốc nóiôn
Bài "Láo nháo đại lý phân bón"
Nguồn: báo Ngôn Nghiệp Việt Nam Online (nongnghiep.vn) - Tác giả: 
ĐỖ QUYÊN

Vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp sạch

Vai trò của phân hữu cơ vi sinh

 
Vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp sạch
Sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trờ thành tiêu điểm quan tâm không những trên phạm vi quốc gia mà còn trên qui mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều tiến bộ vượt trội và đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Trong tương lai, ĐBSCL được định hướng phát triển thành vùng chuyên canh hàng hoá. Việc thâm canh cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, song bên cạnh đó cũng gây ra nhiều bất lợi đối với môi trường và sự phát triển bền vững. Trong khi đó, nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của Việt Nam ước tính trên 50 triệu tấn mỗi năm. Nguồn phế thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm lên đến hàng ngàn tấn. Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất hữu cơ giàu carbon và các nguyên tố khoáng đa vi lượng. Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị lý tưởng cho sản xuất các dạng chế phẩm sinh học cũng như phân hữu cơ sinh học chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp sạch, dựa trên các kiến thức khoa học kết hợp với sự màu mỡ của đất đai và các biện pháp cải tạo đất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và việc sử dụng đất lâu dài. Bên cạnh đó, vai trò của quan trọng đặc biệt của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Chất hữu cơ góp phần cải thiện đặc tính vật lý, hoá học cũng như sinh học đất và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng (Alesandrova, 1949; Whalen & Chang, 2002; Sheppherd & et al, 2002). Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng chất từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon ngọt và ít sâu bệnh hơn. Bón phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật đất: Các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn dinh dưỡng trong đất, sự cố định đạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như ức chế sự hoạt động của các loài vi sinh vật gây bất lợi cho cây trồng.

Nông nghiệp sạch - vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong cải thiện năng suất và chất lượng nông sản


Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khoẻ con người và vật nuôi.

Trước nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, việc lạm dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang trở thành vấn đề cần được quan tâm cải thiện. Bện cạnh việc bảo đảm mục tiêu anh ninh lương thực, cần chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việc canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu và phân hoá học đồng thời có thể đa dạng hoá mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ còn có thể xuất khẩu với giá cao hơn.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), nền nông nghiệp hữu cơ có khả năng đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực nuôi sống dân số trên thế giới hiện nay song song với việc giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường.

Các nguyên tắc cơ bản của canh tác hữu cơ do IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movements) trình bày năm 1992 như sau:
-         Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng;
-         Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi;
-         Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn;
-         Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ chức tại đại phương;
-         Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây ra;
-         Duy trì đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã.
 

Phân hữu cơ vi sinh trong đặc tính  sinh học đất


Phân bón hữu cơ có bổ sung vi sinh vật có lợi là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn qui định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. Bên cạnh việc cải thiện năng suất cây trồng cũng như phẩm chất nông sản (mà biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ số dư tồn nitrate trong sản phẩm), hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh còn thể hiện qua việc cải thiện tính chất đất bao gồm đặc tính vật lý, hoá học và sinh học đất.

Chất hữu cơ còn là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật sống trong đất. Phần lớn vi sinh vật trong đất thuộc nhóm hoại sinh. Nguồn thức ăn chủ yếu của nhóm này là dư thừa và thải thực vật. Cung cấp chất hữu cơ giúp duy trì nguồn thức ăn, tạo điều kiện phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kiềm hãm sự gia tăng của các loài vi sinh vật có hại.

Duy trì thế cân bằng vi sinh vật có lợi trong đất chủ yếu là bảo vệ và cân bằng vi sinh vật có ích, cũng như các loài thiên địch có lợi trên đồng ruộng. Do đó, thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất cũng như các nguồn vi sinh vật có lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển hạn chế mầm bệnh. Việc bón phân hữu cơ có bổ sung nguồn vi sinh vật đất như nấm Trichoderma sẽ làm giảm tác nhân gây bệnh thối rễ, bổ sung các nguồn vi sinh vật cố định đạm và hoà tan lân, tăng cường nguồn phân đạm cố định được và các hợp chất lân kém hoà tan trong đất trở thành những dạng hữu dụng, dễ tiêu cho cây trồng.

Canh tác nông nghiệp sạch chú trọng việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh hạn chế hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón hoá học góp phần cải thiện chất lượng nông sản, độ phì nhiêu của đất, đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững trong khi vẫn đảm bảo khả năng duy trì năng suất cây trồng. Việc kết hợp nấm Trichoderma trong phân hữu cơ vi sinh giúp hỗ trợ cây trồng trong việc phòng trừ bệnh như bệnh héo rũ trên dây dưa leo. Ngoài ra, các chủng vi sinh vật có ích khác khi được bổ sung vào phân hữu cơ sinh học còn giúp cải thiện độ phì tự nhiên của đất, giảm chi phí do phân bón vô cơ. Hàm lượng carbon cao và có chất lượng trong phân hữu cơ vi sinh còn giúp cải thiện tính bền vật lý đất và hấp phụ một số nguyên tố gây bất lợi cho cây trồng. Vì thế nông dân cần chịu khó tự ủ phân hữu cơ kết hợp thêm các dòng vi khuẩn, nấm có lợi để bón vào đất trong canh tác.

Hiệu quả lâu dài của phân hữu cơ sinh học sẽ được tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng nhằm hướng tới một nền nông nghiệp, bền vững đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và an toàn cho con người.

(Trích bài viết của các tác giả Viện Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng – Đại học Cần Thơ)
Võ Thị Gương1, Nguyễn Văn Nhật2, Nguyễn Thị Kim Phượng1
1 Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, ĐHCT
2 Viện Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng, ĐHCT

Thông tin về phân vi sinh Sông Gianh

Phân vi sinh Sông Gianh là sản phẩm an toàn cho người và vật nuôi, không gây ô nhiễm môi trường đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân nên đã được sử dụng rộng rãi.

Phân vi sinh Sông Gianh

Phân vi sinh Sông Gianh cải thiện đất và cây trồng
Phân vi sinh Sông Gianh cải thiện đất và cây trồng
 
Tác dụng của phân vi sinh nói chung và phân vi sinh Sông Gianh đối với việc trồng trọt của bà con nông dân là:

- Bón phân vi sinh Sông Gianh cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây khoẻ mạnh đồng thời khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

- Khai thác cây trồng hiệu quả hơn - tăng thời gian sử dụng cây trồng

- Bón phân vi sinh sông Gianh là đảm bảo cung cấp đầy đủ, hợp lý các tập đoàn vi sinh vật hữu ích, giúp cải tạo lý, hoá tính và tăng độ phì nhiêu cho đất cũng như khai thác đất hiệu quả bền vững.

- Phân vi sinh Sông Gianh giúp phân giải các dinh dưỡng bị cố định trong đất như lân, kali, canxi, … làm cho nó trở nên hữu dụng và tăng hiệu lực phân khoáng, đẩy nhanh tốc độ phân giải Xenlulo, tăng hữu cơ, bồi dưỡng, kiến tạo và làm tăng hàm lượng mùn, làm giảm độ cứng, vón cục, tăng đặc tính thấm nước và giữa ẩm cho đất.

- Kích thích sự tạo thành và hoạt động của các men xúc tác trong cây, tăng cường hình thành chất diệp lục nên tăng hiệu suất quang hợp đồng thời tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng.
 
Phân vi sinh Sông Gianh giúp tăng năng suất
Phân vi sinh Sông Gianh giúp tăng năng suất

- Phân vi sinh sông Gianh đảm bảo khai thác cây trồng nhiều vụ, làm giảm tối đa hàm lượng độc tố NO-3 tồn đọng trong nông sản cho nông sản sạch và không gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng phân vi sinh Sông Gianh là cần thiết bởi hệ sinh vật trong đất quyết định độ phì của đất, vì chúng phân huỷ chất hữu cơ thành mùn. Nếu bón nhiều phân hoá học thì độ phì của đất sẽ bị giảm. Phân vi sinh sông Gianh không những không tiêu diệt vi sinh vật trong đất mà còn cung cấp cho cây trồng nguồn thức ăn đạm, lân, …

Trên đây là một số tin tức về phân vi sinh Sông Gianh. Nếu bà con có nhu cầu sử dụng sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Bài "Thông tin về phân vi sinh Sông Gianh"
Theo Phân vi sinh .net
+